Độn cằm được thực hiện như thế nào?
Quy trình độn cằm khá đơn giản nhưng cần thực hiện trong phòng vô trùng khép kín với sự hỗ trợ của các thiết bị, máy móc hiện đại. Bác sĩ trước khi tiến hành ca tiểu phẫu sẽ thăm khám cụ thể để xác định dáng cằm và lựa chọn chất liệu, kích thước của chất độn cho phù hợp.
Chất liệu độn cằm sẽ được bác sĩ khéo léo đưa vào bên trong qua đường niêm mạc môi. Trước khi thực hiện bạn sẽ được gây tê tại chỗ nên không lo đau đớn hay có cảm giác khó chịu. Mọi thao tác đều hết sức nhẹ nhàng, đem lại sự thoải mái và đảm bảo tính an toàn trong quá trình độn cằm.
Những lưu ý sau khi độn cằm
Sau ca tiểu phẫu, tuy không mất nhiều thời gian nghỉ ngơi nhưng bạn cần lưu ý đến cách chăm sóc chiếc cằm mới để giữ được hiệu quả thẩm mỹ ổn định.
- Trong một vài ngày đầu sẽ có hiện tượng sưng nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó bạn nên kết hợp bổ sung vitamin C sẽ rất tốt cho vết thương chưa lành.
- Hiện tượng đau nhẹ cũng có thể diễn ra vài ngày, bạn hãy ăn đồ ăn ở dạng lỏng để không phải hoạt động cơ nhai khi dáng cằm chưa ổn định. Nếu cảm thấy đói bạn có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày.
- Không hoạt động mạnh hoặc va chạm vào vùng mặt.
- Không để vết thương tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
- Không thức khuya, hãy ngủ đúng giờ và đủ mỗi ngày.
- Trong tuần đầu hay vệ sinh vết mổ bằng nước muối sinh lý, thay băng gạc cẩn thận và lưu ý không được để nước tiếp xúc vào vết thương.
Một số lưu ý sau khi độn cằm trên đây hy vọng giúp ích cho bạn trong quá trình chăm sóc hậu phẫu để vết thương nhanh hồi phục và đạt được hiệu quả thẩm mỹ như mong đợi.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét